Bài mới

Nhận xét mới

Hoa ngọc trâm (Trung Quốc)

Photobucket

Yến bãi Dao Trì A Mẫu gia
Nộn quỳnh phi thượng tử vân xa
Ngọc trâm lạc địa vô nhân thập
Hóa tác Giang Nam đệ nhất hoa
Hoàng Đình Kiên

Tàn tiệc Tây Vương Mẫu tại nhà
Quỳnh thơ xe tía cưỡi mây xa
Ngọc trâm rớt đất không người nhặt
Hóa tại Giang Nam đệ nhất hoa

Đây là hoa ngọc trâm trong văn hóa của người Trung Quốc. Hoa có tên khoa học là Hosta plantaginea, hoàn toàn khác hoa ngọc trâm của người Việt. Hoa ngọc trâm của Trung Quốc có một số truyền thuyết về nguồn gốc của hoa. Một trong những truyền thuyết đó là tiên nữ của Tây Vương Mẫu sau một buổi yến tiệc làm rớt cây trâm ngọc cài đầu xuống địa giới và hóa thành hoa ngọc trâm. Hoa ngọc trâm của Việt Nam không thấy có truyền thuyết nào. Tôi thấy hoa ngọc trâm của Trung Quốc giống cây trâm cài đầu hơn hoa ngọc trâm của Việt Nam, bởi vì đài hoa ngọc trâm Việt Nam cong veo, không thẳng. Hoa ngọc trâm của Trung Quốc có hương thơm, còn hoa ngọc trâm của Việt Nam lại hắc.

宴罷瑤池阿母家
嫩瓊飛上紫雲車
玉簪落地無人拾
化作江南第一花
黃庭堅


2 comments:

  1. Bài thơ này bác dịch à? Ôi bài thơ hay mà bài dịch cũng hay.

    ReplyDelete
  2. Hoa Ngọc Trâm
    Xuân Diệu

    Anh tặng cho em hoa ngọc trâm
    Hoa như ánh sáng ngọc như mầm
    Như cài trên tóc hoa trâm ngọc
    Anh tặng cho em hoa ngọc trâm.

    Lá biếc đơn sơ, cánh nuột nà,
    Rung rinh trên tóc một cành hoa.
    Một cành chụm nở hoa hai đoá
    Ôi cái đêm đầu hợp giữa ta.

    Hoa giúp cho anh tỏ mối tình
    Vì ta hoa đã nở năm cành...
    Dịu dàng canh một trăng soi bóng
    Tha thiết canh năm nguyệt trở mình.

    Từ ấy anh yêu hoa ngọc trâm
    Những khi hoa vắng vẫn mong thầm
    Mỗi mùa hoa nở trong như tuyết
    Anh lại tìm thăm hoa ngọc trâm.

    (4-6-1962)

    Sự tích Hoa Ngọc Trâm

    Thất tình, Xuân Diệu lại ngắm hoa.
    "Treo ngược cành cây" ánh trăng tà.
    Nhớ nhung bèn lấy tên người cũ
    Ngọc Trâm ra đặt tên cho hoa.

    Người Việt nam mình đặt tên các con vật và các loài hoa không cần theo phân loại quốc tế; tức là không cần giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài...Vì vậy cùng một loài cây, nhưng được đặt nhiều tên khác nhau. Ví dụ: cây cứt lợn còn có các tên khác: cây hoa ngũ vị, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ hôi, cỏ thúi địch.
    Hoa Ngọc Trâm ở Việt nam cũng được đặt tên trong hoàn cảnh na nã như vậy. Một trong những "sự tích" hoa Ngọc Trâm là như trên.

    ReplyDelete